Có thể nói, cuộc khủng hoảng COVID-19 chính là sự kiện quyết định cuộc đời của chúng ta - một cuộc biến động lớn trên toàn thế giới mà chúng ta buộc phải gánh chịu. Mặc dù chính phủ, doanh nghiệp, nền kinh tế và cuộc sống của người dân đều bị đảo lộn hoàn toàn, những chính cuộc khủng hoảng này cũng đã nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta là những công dân toàn cầu, và chúng ta đều có sợi dây gắn kết với nhau. Lựa chọn của chúng ta quan trọng, và bản thân chúng ta cũng quan trọng. Vậy, vai trò của các chuyên gia khai vấn trong những thời kỳ khủng hoảng như thế này là gì?
Mọi thứ bỗng trở nên lớn lao hơn trong thời kỳ khủng hoảng - dù đó là khó khăn hay cơ hội. Trong thời buổi bình thường, chuyên gia khai vấn có nhiệm vụ giúp khách hàng thăng tiến và phát triển sự nghiệp lãnh đạo, giúp họ điều hành doanh nghiệp một cách trôi chảy hơn, chăm sóc bản thân tốt hơn, cũng như tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn và ý nghĩa hơn. Trong thời kỳ khủng hoảng, cũng với vai trò như vậy, nhưng chúng ta còn đồng thời được trao thêm cơ hội nâng tầm sân chơi của bản thân và thậm chí tạo ra những sự thay đổi lớn hơn nữa.
CHÚNG TA ĐỀU ĐANG BƯỚC TRÊN MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH!
Vào đầu những năm 90, Arnold van Gennep - nhà Văn học dân gian người Đức chuyên nghiên cứu về các nghi thức thông hành đã đặt ra thuật ngữ Liminality , xuất phát từ từ ‘limen’ trong tiếng Latinh, có nghĩa là ‘ngưỡng’. Liminality chỉ khoảng thời gian chính giữa trong ba giai đoạn của một thời kỳ chuyển giao của một người. Trong giai đoạn này, chúng ta phải trải qua những cảm xúc không không chắc chắn, bối rối và khó chịu đơn giản là vì chúng ta sẽ chẳng biết được điều gì sẽ xảy ra tiếp theo, khi nào nó kết thúc hay mọi thứ sẽ như thế nào sau đó. Và tất nhiên là nó sẽ rất khó chịu.
Kể từ đó, tác phẩm của Van Gennep luôn được liên hệ mở rộng đến những cuộc thay đổi lớn và khủng hoảng trong xã hội. Đây được coi là mô hình vô cùng hữu dụng trong thời điểm hiện tại, cho cả chính chúng ta và cho khách hàng của chúng ta.
MÔ HÌNH 3 GIAI ĐOẠN THAY ĐỔI CHÍNH CỦA ARNOLD VAN GENNEP
1. Tách biệt: chúng ta bị tách khỏi cuộc sống bình thường.
2. Liminality: chúng ta bị kẹt trong tình trạng 'lấp lửng', giữa những cái "đã từng" và những cái "chưa phải là".
3. Tái hòa nhập: chúng ta quay lại cuộc sống bình thường nhưng đồng thời chúng ta cũng thay đổi.
Bởi cuộc khủng hoảng COVID, toàn bộ thế giới đã bị tách khỏi cuộc sống bình thường và đang phải sống trong một không gian giáp ranh. Tất cả mọi người, kể cả các quốc gia, doanh nghiệp và lãnh đạo thế giới, phụ huynh, người lớn, hay trẻ em đều đã bị ảnh hưởng bởi nó.
Thứ nhất, cấu trúc mô hình của Van Gennep cũng tương tự với cấu trúc của các giai đoạn mà chúng ta đang trải qua. Và thứ hai, mô hình này cho chúng ta thấy rằng, dù là trong những trải nghiệm tồi tệ như thế này, chúng ta vẫn sẽ tìm được hy vọng nếu chú ý và kết hợp những gì mình đã học được vào cuộc sống của bản thân. Khung mô hình ba bước này có thể đem lại sự thoải mái cho những người áp dụng nó. Và đây cũng là lúc các chuyên gia khai vấn vào cuộc.
Chúng ta đều bị che khuất tầm nhìn khi COVID-19 xuất hiện. Và bây giờ, tất cả chúng ta đang bắt đầu hòa nhập trở lại - trở lại với cuộc sống bình thường, nhưng đồng thời cũng trở lại với tư cách là những người khác so với cách đây sáu tháng. Tất cả chúng ta đều đã phải đấu tranh rất nhiều với sự bất ổn và và bị động khi bị mất quyền tự chủ - quyền được tự lựa chọn những gì chúng ta muốn làm, khi nào làm, cách thức và địa điểm làm.
“Tiến sĩ Karl Albrecht liệt kê “5 nỗi sợ lớn nhất” của ông là: “... nỗi sợ bị bất động, bị tê liệt, bị hạn chế, bị bao bọc, bị lấn áp, bị lừa dối, bị giam cầm, bị bóp nghẹt hoặc bị kiểm soát bởi những hoàn cảnh ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. ” “Mất quyền tự chủ” chính là một trong những nỗi sợ đó.
Mọi người vẫn đang sợ hãi và lo lắng - và thứ họ cần là được giúp đỡ để có thể thực sự tiếp nhận và vượt qua. Các phương pháp đối phó đang bị lạm dụng quá đà, một số người thậm chí có thói quen lạm dụng nó đến mức cực đoan thiếu lành mạnh.
Rất nhiều người vẫn đang phải đối mặt với những thách thức trong cuộc sống, từ việc tìm cách thanh toán các hóa đơn, làm lại sự nghiệp, sửa chữa các mối quan hệ, công việc kinh doanh đến việc xem xét lại những kỳ vọng của bản thân trong cuộc sống. Một số khác lại đang đau buồn trước sự ra đi của những người thân yêu của họ. Và số khác thì lại đang bất chợt cảm thấy buồn bã trước những suy nghĩ về cuộc sống 'trở lại bình thường.' Chuyên gia khai vấn là người có thể giúp những người này tái hòa nhập.
Chuyên gia khai vấn giúp mọi người đặt ra những câu hỏi khó và nhìn thấy sự thật từ sâu thẳm trong suy nghĩ của họ. Chúng ta có thể giúp mọi người đúc kết lại những gì họ đã học được từ trải nghiệm này, đồng thời hiểu và kết nối sâu sắc hơn tới các giá trị của bản thân (liệu họ có thay đổi gì trong thời gian này không?) để sống một cuộc sống ý nghĩa hơn trong tương lai.
7 LỢI ÍCH MÀ CHUYÊN GIA KHAI VẤN ĐEM LẠI
1. Tăng sức chịu đựng
Khả năng chịu đựng là một khả năng quan trọng mà con người có thể phát triển nhờ rèn luyện. Chuyên gia khai vấn có thể giúp mọi người phát triển niềm tin vào khả năng đối phó và thậm chí có thể vươn lên mạnh mẽ từ những tình huống khó khăn như thế này.
Ý TƯỞNG HÀNH ĐỘNG
Khách hàng của bạn đã phát triển thế nào trong thời kỳ khủng hoảng này? Những thách thức còn lại là gì? Giúp khách hàng hình thành thói quen tự chăm sóc và học cách nhận ra các dấu hiệu căng thẳng của họ để bản thân để tránh kiệt sức. Khuyến khích khách hàng ưu tiên bản thân và vạch rõ ranh giới với những người khác.
2. Linh hoạt và Thích ứng
Dư âm của cuộc khủng hoảng này có thể sẽ tiếp tục kéo dài trong vài năm tới và thậm chí là xa hơn thế nữa. Tất cả các mặt tài chính, các mối quan hệ, sự nghiệp, niềm vui và giải trí, v.v. đều bị ảnh hưởng.
Ý TƯỞNG HÀNH ĐỘNG
Dùng công cụ 'Bánh xe cuộc đời’ và yêu cầu khách hàng xác định các vấn đề trong tám lĩnh vực cốt lõi của cuộc sống, suy nghĩ để đưa ra giải pháp và lập kế hoạch hành động, đảm bảo bản thân khách hàng và gia đình của họ được chăm sóc.
3. Quan tâm đến cảm xúc nhiều hơn
Cuộc khủng hoảng này đã tạo ra không gian và khoảng cách với cuộc sống bình thường, và mọi người cũng bắt đầu nhìn nhận lại cuộc sống của họ trên phương diện hoàn toàn mới. Đây là thời điểm tuyệt vời để mọi người tạm gác lại những suy nghĩ logic, những điều nên làm và kết nối với trái tim của họ.
Ý TƯỞNG HÀNH ĐỘNG
Giúp khách hàng của bạn kết nối và hiểu sâu hơn về bản thân. Họ đang thực sự nghĩ gì, cảm thấy ra sao và cần gì? Điều gì làm cho trái tim của họ rung động? Một cuộc sống mà ở đó cảm xúc được chú ý tới nhiều hơn sẽ như thế nào?
4. Sống theo đúng tiêu chuẩn của bạn
Khi có quá nhiều thứ nằm ngoài tầm kiểm soát, việc xác định được mục đích của mỗi việc chúng ta làm sẽ làm bản thân cảm thấy được an ủi và tiếp thêm sức mạnh. Một cách hiệu quả để làm điều này là sống và làm tất cả mọi việc theo đúng tiêu chuẩn và giá trị của bản thân.
Ý TƯỞNG HÀNH ĐỘNG
Giúp khách hàng xác định các giá trị của họ, sau đó giúp họ tìm cách phát huy những giá trị đó, ngay cả (đặc biệt) trong những thời điểm khó khăn để cuộc sống có ý nghĩa hơn.
5. Rèn luyện khả năng lãnh đạo
Cho dù là đang ở chỗ làm, ở nơi tình nguyện hay ở nhà, tất cả chúng ta đều đang, bằng một cách nào đó, cống hiến cho thế giới đang gặp khủng hoảng. Giúp mọi người thấy được những đóng góp độc đáo của bản thân sẽ làm cho thế giới của họ trở nên tốt đẹp hơn.
Ý TƯỞNG HÀNH ĐỘNG
Giúp khách hàng lập một danh sách các điểm mạnh của họ. Tìm hiểu xem họ đã sử dụng những điểm mạnh nào trong cuộc khủng hoảng này - và họ đã sử dụng nó như thế nào? Điểm mạnh đó có thể giúp ích được gì trong tương lai? Họ có thể làm gì để cải thiện tình hình cho bản thân, gia đình, và những người khác?
6. Tiến về phía trước với sự duyên dáng
Chúng ta đang bước trên hành trình tái hòa nhập với cuộc sống 'bình thường' một lần nữa. Giúp mọi người tạo nên ý nghĩa cuộc sống và phát triển bản thân bằng cách tập trung vào những gì họ đã học được, cũng như những kết quả mà họ sẽ đạt được.
Ý TƯỞNG HÀNH ĐỘNG
Khách hàng của bạn đã có cái nhìn sâu sắc như thế nào về bản thân, cuộc sống, xã hội, cách chúng ta sống và làm việc? Điểm sáng ở đây sẽ là gì? Làm thế nào để khách hàng có thể thích ứng với những khác biệt trong cuộc sống trong tương lai?
7. Hãy biết ơn
Có thể chúng ta vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức và giới hạn, nhưng đồng thời chúng ta vẫn còn rất nhiều điều để biết ơn. Biết ơn chính là một trong những điểm trọng tâm hữu ích, thậm chí có thể trở thành một thói quen giúp nâng cao tinh thần, từ đó có thể vượt qua mọi nỗi đau, khó khăn, và thách thức còn tồn tại.
Ý TƯỞNG HÀNH ĐỘNG
Khách hàng có thể tạo một cuốn nhật ký biết ơn hoặc sử dụng 'Kỹ thuật 5 ngón tay (5 Finger Gratitude Technique)’. Đối với kỹ thuật này, khách hàng chỉ cần sử dụng 5 ngón tay để đếm ngược năm điều mà họ cảm thấy biết ơn mỗi ngày.
Cơ hội để mọi người thay đổi, học hỏi, tỏa sáng và phát triển luôn tỉ lệ thuận với cơ hội để các chuyên gia khai vấn giúp đỡ.
HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU TÁI HÒA NHẬP
Các cấu trúc và mô hình có thể xoa dịu con người trong những thời kỳ bất ổn định. Chúng ta có thể bắt đầu bằng cách xác định bối cảnh, chia sẻ với khách hàng về ba giai đoạn khủng hoảng của van Gennep và định hình chúng sao cho chúng trở hành trình của riêng họ.
Chuyên gia khai vấn giúp mọi người đặt ra những câu hỏi khó và nhìn thấy sự thật từ sâu thẳm trong suy nghĩ của họ, đúc kết lại những gì họ đã học được từ trải nghiệm này, đồng thời hiểu và kết nối sâu sắc hơn tới các giá trị của bản thân.
Chuyên gia khai vấn cũng có thể giúp khách hàng điều chỉnh hướng đi để thoát khỏi khoảng không ở giữa các giai đoạn, thông qua giai đoạn tái hòa nhập, từ đó trở lại cuộc sống 'bình thường' - với những bài học mới tích cực hơn.
Một số cách cụ thể để giúp khách hàng là mở các phiên khai vấn, hội thảo qua web, các buổi hội thảo về một chủ đề cụ thể, hoặc tạo một cộng đồng trên Facebook. Ngoài ra, bạn có thể quay các video hoặc podcast hoặc viết một bài báo, bản tin giúp người đọc có thể dựa trên đó mà suy ngẫm và kết hợp những kiến thức đó với trải nghiệm của họ trong thời điểm đầy thử thách này.
Cuộc khủng hoảng đã qua đi nhưng những lo ngại về 'làn sóng thứ hai' vẫn còn đó. Liệu chúng ta có phải trải qua tất cả những điều này một lần nữa hay không? Không ai biết. Nhưng thời điểm thế giới bắt đầu nới lỏng các hạn chế cũng là thời điểm của sự kết thúc cho giai đoạn chuyển giao này của cuộc khủng hoảng.
Vậy, chuyên gia khai vấn có thể làm gì? Thật ra, chúng ta có thể làm được rất nhiều điều đấy! Đầu tiên là tiếp cận với những người theo dõi bạn. Hỗ trợ họ khi họ trở lại cuộc sống bình thường. Hãy là một hình mẫu về lối sống của bạn, về những gì bạn chia sẻ và cung cấp. Hãy tiến lên để dẫn dắt và giúp những người khác tạo nên ý nghĩa và phát triển từ sự kiện định hình cuộc sống này. Như Viktor Frankl, tác giả cuốn “Tìm kiếm ý nghĩa của con người” (Man's Search for Meaning) đã nói: “Cuộc sống không bao giờ là không thể chịu đựng được do hoàn cảnh, mà chỉ bởi vì bạn đang chưa tìm được ý nghĩa và mục đích mà thôi.”
Theo Tạp chí Choice
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. "Loss of Autonomy" definition from Dr. Karl Albrecht in Psychology Today: https://www.psychologytoday.com/ca/blog/brainsnacks/201203/the-only-5-fears-we-all-share
2. Viktor Frankl Quote: "Life is never made unbearable by circumstances, but only by lack of meaning and purpose." From charleskochinstitute.org/blog/lessons-leaders-past-viktor-frankl
Comments